Lựa chọn bộ đàm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

1. Bộ đàm là gì?

Bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến hoặc máy liên lạc vô tuyến hai chiều sử dụng sóng vô tuyến (sóng radio) để truyền thông tin dạng âm thanh cho các thiết bị khác. Bộ đàm có thể liên lạc (gọi) với một hoặc nhiều bộ đàm khác ngay lập tức thông qua tốc độ cao của sóng vô tuyến (300.000 km/s) để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Các dòng sản phẩm bộ đàm Icom

Các dòng sản phẩm bộ đàm Icom

2. Ứng dụng của bộ đàm:

Với khả năng liên lạc tức thì đến nhiều người nhận cùng lúc nên bộ đàm được ứng dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh và các hoạt động nghệp vụ khác. Đặc biệt phù hợp cho các hoạt động cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận như khách sạn, nhà hàng, nhà máy, hãng vận tải. hoặc cho nhu cầu bảo vệ và an ninh như trường học, bệnh viện, công an, quân đội, biên phòng, cảnh sát biển…Dưới đây là một số ứng dụng của bộ đàm:

a. Bộ đàm sử dụng trong nhà máy, kho bãi:

Đặc điểm môi trường: Môi trường nhà máy, kho bãi với đặc trưng là nhiều vật cản các vách tường, vật liệu, máy móc và sản phẩm góp phần làm giảm cự ly liên lạc của bộ đàm. Có những vị trí có thể không nghe được bộ đàm dù chỉ cách 50 mét.

Bộ đàm cho nhà máy điện gió

Bộ đàm cho nhà máy điện gió

Lựa chọn bộ đàm phù hợp cho nhà máy, kho bãi: Trước khi lựa chọn cần xác định nhu cầu của người dùng bao nhiêu nhóm và số lượng máy sử dụng và cự li liên lạc. Với số lượng kênh nhỏ và số máy ít ạn có thể dùng bộ đàm cầm tay không cần đầu tư trạm chuyển tiếp tín hiệu. Với yêu cầu nhiều kênh và số lượng máy lớn bạn nên xây dựng hệ thống bộ đàm đáp ứng riêng theo nhu cầu.

Tiếp theo lựa chọn loại bộ đàm, với môi trường nhà máy người dùng nên chọn sử dụng các dòng bộ đàm loại UHF. Với đặc tính sóng tần số cao, bước sóng ngắn nên khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn loại VHF – Tần số thấp, bước sóng dài. Thông thường cần thử cự li liên lạc của bộ đàm trước khi mua sắm. Đừng ngại khi yêu cầu nhà cung cấp thử thức tế cự ly liên lạc cho bạn. Kết quả thử thức tế là cơ sở để đưa ra quyết định mua sắm bộ đàm. Nếu sử dụng bộ đàm cầm tay liên lạc được tất cả các vị trí yêu cầu thì chỉ cần mua máy bộ đàm cầm tay. Ngược lại nếu thử máy bộ đàm cầm tay không đạt thì cần đầu tư thêm trạm chuyển tiếp UHF. Hệ thống trạm chuyển tiếp UHF giúp tăng cự li liên lạc của bộ đàm. Ngoài ra giúp người dùng thực hiện các yêu cầu gọi riêng cá nhân hoặc gọi nhóm.

Người dùng cũng cần cân nhắc đến phí tần số sử dụng tại địa phương bạn để lựa chọn công nghệ bộ đàm kỹ thuật số hay Analog. Công nghệ kỹ thuật số giúp tiết kiệm phí tần số 50% so với công nghệ Analog. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng phí tần số sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho bộ đàm cầm tay chỉ 550.000 trong khi kỹ thuật số là 1.1 triệu đồng/ năm cho 1 tần số. Với sử dụng trạm chuyển tiếp thì chi phí lên tới 22 triệu đồng cho 2 tần số trong khi với công nghệ kỹ thuật số chi phí tần số chỉ 11 triệu đồng/ năm.

Các bộ đàm cầm tay UHF và trạm chuyển tiếp do Icom sản xuất phù hợp với môi trường nhà máy như:

Bộ đàm Icom IC-F2100DT, IC-F4103D, IC-F4003, IC-F1000

Bộ đàm Icom IC-F2100DT, IC-F4103D, IC-F4003, IC-F1000

Bộ đàm Icom IC-F2000: dòng bộ đàm nhỏ gọn, công nghệ Analog, dải tần số UHF phù hợp với môi trường nhà máy. khả năng ngăn hoàn toàn bụi xâm nhập đồng thời chịu ngâm nước lên tới 30 phút ở độ sâu 1 mét.

Bộ dàm Icom IC-F4003: dòng bộ đàm nồi đồng cối đá, độ bền cao, công nghệ Analog, sử dụng tần số UHF khả năng xuyên phá vật cản cao trong môi trường nhà máy.

Bộ đàm Icom IC-F4103D: Công nghệ kỹ thuật số tiên tiến cho âm thanh trong, không sôi rè, bộ đàm, tiết kiệm 50% phí tần số, dải tần số UHF giúp xuyên phá vật cản tốt hơn đặc biệt phù hợp với nhà máy.

Bộ đàm Icom IC-F2100DT: Công nghệ kỹ thuật số IDAS với cải tiến âm thanh công suất lên tới 1500mW, tiết kiệm 50% phí tần số, dải tần số UHF giúp bộ đàm đi xa hơn trong môi trường nhà máy.

 

Máy trạm chuyển tiếp IC-FR6000

Máy trạm chuyển tiếp IC-FR6000

Trạm chuyển Icom IC-FR6000: chức năng tăng công suất và cự li liên lạc của bộ đàm. Chạy được cả hai chế độ Analog và kỹ thuật số. Khi chạy ở chế độ IDAS có khả năng giúp người dùng thực hiện cuộc gọi cá nhân và gọi nhóm.

Xem ngay:

>>> Bộ đàm cầm tay Icom IC-F2000

>>> Bộ đàm cầm tay Icom IC-F4003

>>> Bộ đàm kỹ thuật số Icom IC-F4103D

>>> Bộ đàm kỹ thuật số Icom IC-F2100DT

>>> Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm Icom FR6000

Ngoài ra trong các nhà máy hóa chất, nhà máy khí hóa lỏng, phân xưởng sơn của nhà máy ô tô… có yêu cầu đặc biệt về chống cháy nổ thì cần sử dụng các loại bộ đàm đạt các tiêu chuẩn chống cháy nổ phù hợp với môi trường sử dụng. Icom có các dòng bộ đàm đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ như FM, IS, UL và Atex như IC-F4261D-UL, IC-F61 Atex, IC-F4161DT-FM…

>>> Các dòng bộ đàm chống cháy nổ cho nhà máy

Các nhà máy tiêu biểu sử dụng bộ đàm Icom:

  • Nhà máy Nitori - Bà Rịa - Vũng Tàu: Hệ thống Trunking UHF IC-FR6000 và máy cầm tay Kỹ Thuật Số ICOM IC-F2100DT
  • Nhà máy Interwood - Bình Dương: Sử dụng bộ đàm kỹ thuật số và bộ chuyển đổi tín hiệu Digital UHF - Analog VHF
  • Nhà máy ô tô Trường Hải – Quảng Nam: Sử dụng bộ đàm Icom IC-F1000
  • Nhà máy điện mặt trời Trung Nam tại Ninh Thuận: sử dụng bộ đàm kỹ thuật số IDAS của Icom IC-F1100DT

b. Bộ đàm dùng cho khách sạn resort, tòa nhà cao tầng

Nhu cầu sử dụng bộ đàm trong khách sạn, resort, tòa nhà

Các đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà cao tầng có nhu cầu liên lạc giữa nhiều bộ phận với nhau. Bộ phận an ninh liên lạc với kỹ thuật, lễ tân…. Điện thoại di động liên lạc được với chỉ 1 nhân viên và phải đợi đến khi nhận cuộc gọi (bắt máy).  Bộ đàm cung cấp khả năng liên lạc tức thời với chỉ một thao tác là bấm và nói ( Push to talk ), Khả năng liên lạc cùng một lúc đến nhiều người, nhiều bộ phận.

Bộ đàm dùng cho khách sạn

Bộ đàm dùng cho khách sạn

Đặc điểm môi trường ảnh hưởng tới liên lạc bộ đàm

Khách sạn với đặc điểm kết cấu kim loại và vật liệu cứng (betong) sẽ làm giảm cự ly liên lạc của bộ đàm. Tòa nhà cao tầng dưới 25 tầng và không có hầm có thể sử dụng bộ đàm cầm tay. Song khi số tầng vượt quá 25 tầng và có thêm hầm ( 1/2/3/4 hầm) thì dùng bộ đàm cầm tay sẽ không đảm bảo liên lạc hết tòa nhà tại các khu vực khó như trục điện, hầm sâu, phòng máy…vv

Lựa chọn bộ đàm dùng trong khách sạn:

Loại bộ đàm: Bộ đàm cầm tay UHF được cấp phép lên đến tối đa 5 watt là lựa chọn tốt nhất cho khách sạn vì tín hiệu UHF xuyên qua thép và bê tông và với một khách sạn cao tầng hầu như kết cấu đều bằng thép và bê tông. Bộ đàm được cấp phép cũng sẽ có nhiều kênh liên lạc để chúng có thể được phân bổ cho quản lý (GM), buồng phòng (HK), nhà hàng, kỹ thuật, bảo vệ..... Đối với một khách sạn nhỏ hơn, bộ đàm miễn phí giấy phép có thể là đủ. Với một khách sạn cỡ trung bình với nhiều tầng, bạn có thể cần một bộ đàm giấy phép 5W để có được phạm vi bảo hiểm đầy đủ. Đối với một khách sạn rất lớn với 15 đến 20 tầng và tùy kết cấu của khách sạn, bạn có thể cần trang bị một bộ lặp tín hiệu.

Bộ đàm sử dụng Wi-Fi?: Nếu khách sạn của bạn có vùng phủ sóng Wi-Fi đầy đủ, hệ thống bộ đàm IP sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Với hệ thống bộ đàm IP, bạn có thể nhanh chóng thiết lập mạng vô tuyến chất lượng cao bằng cách cắm vào máy chủ điều khiển vào các mạng không dây hiện có. Điều này cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi nhóm và cá nhân thông qua mạng và điều khiển toàn bộ hệ thống thông qua PC.

Phạm vi phủ sóng: Vùng phủ sóng là một vấn đề quan trọng và bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp khảo sát địa điểm để đánh giá xem có bất kỳ khu vực liên lạc kém hoặc vùng chết nào không. Nếu có, thì bạn có thể phải cân nhắc chọn một bộ trạm lặp tín hiệu nếu bạn có vùng phủ sóng Wi-Fi đầy đủ, hệ thống bộ đàm IP.

Tuổi thọ pin: Tuổi thọ pin là một vấn đề quan trọng và pin lithium ion tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng qua ca làm việc. Một bộ sạc nhanh là cần thiết để bạn có thể sạc nhanh chóng pin dự phòng mới cho ca làm việc tiếp theo. Các bộ đàm Icom thường có dung lượng pin cao cho thời gian sử dụng từ 14 đến 20 tiếng.

Các dòng bộ đàm Icom phù hợp với khách sạn:

Bộ đàm Icom IC-F2000T: dòng bộ đàm nhỏ gọn, có màn hình, công nghệ Analog, dải tần số UHF phù hợp với môi trường nhà máy. khả năng ngăn hoàn toàn bụi xâm nhập đồng thời chịu ngâm nước lên tới 30 phút ở độ sâu 1 mét.

Bộ đàm Icom IC-F4103D: Công nghệ kỹ thuật số tiên tiến cho âm thanh trong, không sôi rè, bộ đàm, tiết kiệm 50% phí tần số, dải tần số UHF giúp xuyên phá vật cản tốt hơn đặc biệt phù hợp với nhà máy.

Bộ đàm Icom IC-F2100DT: Công nghệ kỹ thuật số IDAS với cải tiến âm thanh công suất lên tới 1500mW, tiết kiệm 50% phí tần số, dải tần số UHF giúp bộ đàm đi xa hơn trong môi trường nhà máy.

Trạm chuyển Icom IC-FR6000: trạm chuyển tiếp giúp tăng công suất phát và cự li liên lạc của bộ đàm.

Bộ đàm Icom IC-F2100DT, IC-F4103D, IC-F4003, IC-F1000

Bộ đàm thường được sử dụng cho khách sạn

Các khách sạn sử dụng bộ đàm Icom tiêu biểu:

  • Khách sạn Horizon Nha Trang: sử dụng bộ đàm Icom IC-F4103D, Công nghệ kỹ thuật số IDAS, liên lạc được 36 tầng và 1 hầm chỉ bằng bộ đàm cầm tay icom kỹ thuật số
  • Khách sạn Comodo Nha Trang: Sử dụng hệ thống trạm chuyển tiếp IC-FR6000 và bộ đàm F2000T liên lạc 27 tầng và 1 tầng hầm.
  • Tòa nhà Sài Gòn Center, Khách sạn Sedona:  sử dụng hệ thống bộ đàm kỹ thuật số IC-FR6000 và máy bộ đàm IC-F4230DT, liên lạc 40 tầng của 2 block nhà

c. Bộ đàm cho taxi vận tải:

Đặc điểm của ngành taxi vận tải: Ngành vận tải taxi có phạm vi liên lạc lớn, với nhiều địa hình phức tạp như đồng bằng, đôi núi, đô thị…đồng thời nhu cầu thông tin lập tức để điều phối hoạt động kinh doanh. Với hoạt động taxi, vận tải cần độ bảo mật thông tin và hiển thị số để nhận biết người gọi, đảm bảo quản lý chặt chẽ thông tin, tránh tình trạng nghe lén. Các hãng taxi, vận tải thường sử dụng hệ thống bộ đàm chuyên dụng để thông tin liên lạc, trao đổi thông tin trong quá trình kinh doanh. Đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình điều phối thông tin cho kinh doanh.

Lựa chọn bộ đàm phù hợp với taxi, vận tải: Hệ thống bộ đàm cho ngành taxi vận tải là một hệ thống phức tạp. Để lựa chọn được hệ thống bộ đàm phù hợp với hoạt đông của công ty cần khảo sát trước yêu cầu liên lạc về cự ly liên lạc, vị trí văn phòng, môi trường sử dụng để đưa ra phương án thiết bị phù hợp.

Lựa chọn tần số hoạt động: Với môi trường có địa hình phức tạp như đồi núi, đô thị bạn nên dùng tần số UHF để tăng khả năng xuyên phá vật cản, ngược lại khi ở môi trường bằng phẳng và ít vật cản bạn nên dùng tần số VHF sẽ có cự li liên lạc xa hơn.

Lựa chọn hệ thống liên lạc dựa trên cự ly: Khi đưa ra yêu cầu về cự li liên lạc dưới 20km bạn có thể dựng trụ anten và dùng hệ thống phát trực tiếp từ tổng đài đến xe. Nhưng với cự li liên lạc trên 20 km hoặc yêu cầu sử dụng bộ đàm cầm tay bạn nên lựa chọn hệ thống bộ đàm sử dụng phương thức phát tín hiệu thông qua trạm chuyển tiếp. Hệ thống trạm chuyển tiếp sẽ tăng cự li liên lạc của bộ đàm, đảm bảo bộ đàm cầm tay liên lạc xa hơn và tín hiệu được kết nối cả 2 chiều thu và phát.

Lựa chọn thiết bị gắn trạm và gắn xe: Bộ đàm lắp trạm cho taxi cần có độ bền cao, hoạt động bền bỉ tránh việc gián đoạn thông tin, Icom là hãng nổi tiếng về độ bền của thiết bị, luôn được bảo hành lên tới 3 năm.

Máy trạm tổng đài bao gồm: Bộ đàm tổng đài – thường dùng loại Icom IC-F5061D ( loại VHF) hoặc IC-F6061D loại UHF. Các máy này có tính năng hiển thị số xe gọi về theo chuẩn MDC1200 hoặc chuẩn kỹ thuật số NXDN. Đặc biệt chức năng khóa mở từ xa các xe, đảm bảo quản lý xe hiệu quả, có thể khóa lại khi bị thất lạc, tránh được nghe lén thông tin bộ đàm.

>>> Bộ đàm điều hành tổng đài taxi Icom IC-F5061D, IC-F6061D

Nếu sử dụng phương thức trạm chuyển tiếp bạn còn cần thêm bộ trạm chuyển tiếp tín hiệu thông thường sử dụng loại IC-FR5000 ( VHF) hoặc IC-FR6000 (UHF). Trạm chuyển tiếp công suất cao giúp cự li liên lạc xa hơn, cũng như các tính năng cho phép bộ đàm cầm tay liên lạc 2 chiều ở cự ly xa.

>>> Hệ thống trạm chuyển tiếp tín hiệu taxi IC-FR5000, IC-FR6000

Máy bộ đàm gắn xe taxi: có nhiều mẫu để lựa chọn phù hợp với chi phí sử dụng. Với chi phí bị giới hạn bạn có thể sử dụng các dòng bộ đàm Analog không màn hình IC-F5013H (VHF) IC-F6013H(UHF). Đặc trưng của taxi không sử dụng nhiều kênh mà sử dụng chỉ từ 1 đến 2 kênh cho mỗi hãng ở mỗi khu vực. Loại bộ đàm không màn hình gắn xe của Icom có 16 kênh đảm bảo số kênh liên lạc cho taxi. Với kinh phí tốt hơn bạn có thể dùng loại bộ đàm có màn hình công nghệ kỹ thuật số IC-F5123D (VHF), IC-F6123D (UHF), là dòng bộ đàm kỹ thuật số với chất lượng âm thanh tốt nhất, bảo mật thông tin cao cấp, chống nghe lén.

>>> Bộ đàm Icom IC-F5013H, IC-F6013H

>>> Bộ đàm Icom IC-F5123D, IC-F6123D

Bộ đàm cầm tay cho điều hành: là loại bộ đàm được dùng để liên lạc giữa điều hành và tài xế. Mục đích là phát điểm cho tài xế vào nhận cuốc xe tại các điểm đông cần điều hành trực tiếp như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện. Yêu cầu với bộ đàm loại này cần có màn hình để theo dõi tài xế nhận điểm và chống nước, chống va đạp và pin dung lượng cao cho hoạt động ngoài trời nơi không có nguồn sạc.

d. Bộ đàm cho cảng biển:

Cảng biển là nơi cần nhiều bộ đàm để sử dụng cho mục đích liên lạc giữa xe cẩu, xe nâng với điều hành, giữa điều độ, trực canh với tàu cập cảng, các đơn vị xếp dỡ, dịch vụ ở cảng phối hợp hoạt đồng xếp giỡ hàng hóa. Với đặc trưng sử dụng có cảng biển cần liên lạc kênh hàng hải nên cảng biển thường sử dụng bộ đàm VHF số lượng kênh thường yêu cầu loại bộ đàm có 128 kênh và có màn hình để liên lạc

Nên dùng loại bộ đàm nào cho cảng biển:

Bộ đàm gắn xe nâng, xe tải, xe đầu kéo, xe cẩu: thường dùng loại bộ đàm Icom IC-F5023H, có màn hình, 128 kênh, cài được 88 kênh hàng hải và kênh riêng. Bàn có thể cần thêm bộ nguồn đổi điện AC 24V-13.8V khi ngồn điện cấp là 24V.  Với độ bền cao, bộ đàm IC-F5023H hoạt động bên bỉ khi gắn trên xe nâng xe cẩu.

>>> Xem ngay bộ đàm Icom IC-F5023H

Bộ đàm cầm tay: Cảng biển thường sử dụng các loại bộ đàm Icom IC-F3032S, IC-F3033T, IC-F3230DT loại VHF. có màn hình dễ dàng xem kênh đang sử dụng, có bàn phí giúp chuyển kênh ngay lập tức mà không cần phải xoay núm. Các dòng bộ đàm này có khả năng chống nước IP67 – chịu ngâm nước trong vòng 30 phút ở độ sâu 1 mét.

>>> Xem thêm bộ đàm Icom IC-F3230DT

e. Bộ đàm cho phượt Pickup, Caravan:

Với các nhóm phượt đi theo đoàn xe rất cần bộ đàm để liên lạc  thông báo điểm danh, thông báo các chướng ngại vật trên đường, xe ngược chiều, các trạm chốt công an, và trò chuyện khi đi trên đường….

Với các dòng xe Pickup (bán tải), 4 chỗ, 7 chỗ đi offroad bộ đàm cố định trên xe thường lắp dòng IC-2300H, IC-F5013H, IC-F5023H để liên lạc trên địa hình rừng núi và đồng trống. Có các tùy chọn anten tiêu chuẩn ( loại Anten Diamond MC100) và loại anten độ lợi cao ( loại Anten Diamond MC101S). Anten độ lợi cao giúp thu tín hiệu ở cự ly liên lạc xa hơn 10km. Với các nhóm Caravan hay đi trong thành phố thường lắp loại bộ đàm UHF như dòng IC-F6013H, IC-F6023H. Với các tùy chọn anten tiêu chuẩn như MC201 và anten độ lợi cao như MC202, MC203. Anten độ lợi cao giúp bộ đàm gắn thu được tín hiệu xa hơn, tăng khoảng cách liên lạc.

Các nhóm phượt cũng dùng bộ đàm cầm tay để liên lạc khi đi ra khỏi xe ô tô. Bộ đàm cầm tay thường được lựa chọn là loại nhỏ gọn như IC-F1000, IC-F2000, IC-V85, IC-V88.

f. Bộ đàm cho trường học và bệnh viện:

Trường học bệnh viện thường có nhu cầu trang bị bộ đàm cho bộ phận bảo vệ, nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật…. Bộ đảm giúp truyền thông tin lập tức giữa các bảo vệ trường học bệnh viện với nhau. Hoặc liên lạc với bộ phận khác bằng cách chuyển kênh tương ứng của từng bộ phận.

Trong trường học hoặc bệnh viện với đặc điểm tòa nhà nhiều vật cản, sóng UHF là phù hợp nhất với môi trường này, giúp khoảng cách liên lạc xa hơn nhờ khả năng xuyên qua vật cản mạnh hơn sóng VHF.

Các dòng bộ đàm được sử dụng nhiều trong trường học và bệnh viện như Icom IC-F2000, Icom IC-F4003, Icom IC-F4103D điều là bộ đàm cầm tay nhỏ gọn, pin dung lượng cao và lên tới 16 kênh nhớ đáp ứng nhu cầu cho nhiều bộ phận khác nhau.

>>Xem ngay danh sách các sản phẩm bộ đàm icom để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng

Hotline: 0913 362 100 / 0916 039 100 / 0916 159 400

Email: info@vtsolution.vn

Chân Thành Cảm Ơn Bạn Đã Tin Dùng Icom – Count on VTS!

Facebook